Lễ hội đình làng Giếng Tanh

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: giangtanhtq@gmail.com

Địa chỉ: Xã Kim Phú, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang

Đình làng Giếng Tanh thuộc làng Giếng Tanh, xã Kim Phú, TP Tuyên Quang, là nơi tâm linh tín ngưỡng thể hiện bản sắc cộng đồng cư dân sống trên đất Giếng Tanh. Trong năm đình làng Giếng Tanh diễn ra nhiều lễ hội, lễ hội chính được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đình làng Giếng Tanh, nổi tiếng linh thiêng. Đình được xây vào năm Bính Tuất (1706) Tương truyền, cụ Tiêu Hiệp Phượng thường dân sống bần hàn đã đến Đền Hùng xin phù hộ cho dân qua cơn hoạn nạn. Vua Hùng cắt cử hai vị thánh là “Đức vua cả Ngọc Sơn quân linh ứng đại vương” và “Đức vua cả Nghiêm Sơn trung chính lệnh ứng đại vương” xuống vùng Yên Sơn để bảo hộ dân làng Giếng Tanh. Từ đó, nơi đây làm ăn yên ổn, mùa màng bội thu. Biết ơn hai vị thánh, người dân Giếng Tanh dựng lên ngôi đình để tưởng nhớ và lấy ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày giỗ làng. Đình còn thờ Thiểm Hoa công chúa thờ các vị thần phù trợ cho nghề nông của làng là thần Nông, thần ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đình làng Giếng Tanh thuộc làng Giếng Tanh, xã Kim Phú, TP Tuyên Quang, là nơi tâm linh tín ngưỡng thể hiện bản sắc cộng đồng cư dân sống trên đất Giếng Tanh. Trong năm đình làng Giếng Tanh diễn ra nhiều lễ hội, lễ hội chính được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Đình làng Giếng Tanh, nổi tiếng linh thiêng. Đình được xây vào năm Bính Tuất (1706) Tương truyền, cụ Tiêu Hiệp Phượng thường dân sống bần hàn đã đến Đền Hùng xin phù hộ cho dân qua cơn hoạn nạn. Vua Hùng cắt cử hai vị thánh là “Đức vua cả Ngọc Sơn quân linh ứng đại vương” và “Đức vua cả Nghiêm Sơn trung chính lệnh ứng đại vương” xuống vùng Yên Sơn để bảo hộ dân làng Giếng Tanh. Từ đó, nơi đây làm ăn yên ổn, mùa màng bội thu. Biết ơn hai vị thánh, người dân Giếng Tanh dựng lên ngôi đình để tưởng nhớ và lấy ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày giỗ làng. Đình còn thờ Thiểm Hoa công chúa thờ các vị thần phù trợ cho nghề nông của làng là thần Nông, thần Thổ địa và Long vương và thờ bà Lương Thị Hai – tương truyền là người đã cung cấp lương thảo cho nghĩa quân đánh giặc. Đình được dựng trên một bãi đất bằng phẳng thuộc cánh đồng Kim Phú. Mặt trước quay hướng bắc, có suối nước chảy. Phía sau đình tựa vào núi Nghiêm, bên tả là núi Là, bên hữu là làng xóm của người Cao Lan. Đình có 3 gian, khung bằng gỗ, lợp ngói. Gian chính giữa đặt một hương án sơn son thiếp vàng, có nhiều hoa văn được chạm khắc tỷ mỉ, nổi bật là phần trên hương án chạm một đôi rồng chầu nhật nguyệt, xung quanh đôi rồng là các dải mây uốn lượn nhẹ nhàng. Gian hậu cung có một bệ thờ xây bằng gạch cao khoảng 2 mét, xung quanh bệ thờ có hoành phi, câu đối chạm trổ bằng gỗ mít. Nơi cao nhất đặt bài vị của hai vị thần Thành Hoàng. Do thời gian, thời tiết đã làm ảnh hưởng đến không gian, kiến trúc của ngôi đình nên hiện nay nhân dân Làng văn hóa Giếng Tanh đã quyết định đóng góp công sức xây dựng lại ngôi đình và đã hoàn thành vào tháng giếng năm Kỷ Hợi (2019).

          *Giếng Tanh

Giếng Tanh cách đình Giếng Tanh khoảng 200 m về hướng Bắc. Điểm đặc biệt của Giếng Tanh là mực nước của giếng luôn luôn cao hơn mực nước của cánh đồng, con suối, ao hồ xung quanh. Nước của Giếng Tanh có quanh năm, không bao giờ cạn, nước rất trong xanh nên người ta gọi là Giếng Tanh (theo tiếng Cao Lan “Tanh” nghĩa là trong sạch, thuần khiết, chứ không phải là hôi tanh). Theo người dân làng Giếng Tanh, giếng được biết đến vào năm Nhâm Tuất (1706). Khi đó một số dòng họ của dân tộc Cao Lan xuôi về phương Bắc để tìm vùng đất mới sinh sống. Một hôm các cụ tổ nhìn thấy khu vực này bằng phẳng, đất đai màu mỡ, cây cối tươi tốt, đặc biệt có nguồn nước trong vắt nên họ lập bản rồi đặt tên làng. Trước đây cả làng đều dùng nguồn nước ở Giếng Tanh  sinh hoạt. Trong lễ hội của đình làng (ngày 10 tháng giêng hàng năm), người Cao Lan lấy nước giếng về làm lễ cúng đình vì họ tin rằng lấy nước giếng về làm đồ thờ cúng sẽ rất thiêng.

Lễ hội Đình làng Giếng Tanh bao gồm phần lễ và phần hội, đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Cao Lan xã Kim Phú, huyện Yên Sơn. Lễ hội diễn ra trong 1 ngày 2 đêm. Phần lễ được tiến hành từ đêm mùng 9 tháng Giêng cho đến nửa ngày hôm sau, còn lại nửa ngày và đêm mùng 10 dành cho phần hội. Phần lễ được tổ chức cúng tế trong đình theo nghi thức truyền thống, mở đầu ngày hội có 7 người tham gia gồm: Chủ tế, xướng tế, người đọc văn tế và 4 chấp Dư (chủ tế mặc áo đỏ, còn lại tất cả mặc áo xanh). Phần tổ chức cúng tế trong đình theo nghi thức cổ truyền, nội dung mang ý nghĩa tâm linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật phát triển…

Phần hội của lễ hội đình làng Giếng Tanh được bắt đầu từ rất sớm, ngay phần lễ trong đình chưa kết thúc, gồm các trò chơi dân gian: tung còn, chọi gà, đẩy gậy,đánh đu...Ngoài các trò chơi dân gian, một hoạt động văn hóa mang nét đặc trưng riêng của người Cao Lan không thể thiếu trong lễ hội là hát Sình ca. Hát Sình ca trong lễ hội đình làng Gếng Tanh ở xã Kim Phú chủ yếu dành cho nam nữ thanh niên được chia thành nhiều tập hát. Những tập đầu là hát làm quen nhau, sau đó là hát để đánh giá sự hiểu biết của nhau, từ đó mới đi đến tỏ tình giao duyên.

 Hội đình làng Giếng Tanh thực sự góp phần xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Kim Phú. Lễ hội đình Giếng Tanh đã thực sự trở thành lễ hội vùng, không chỉ đáp ứng nhu cầu lễ hội của người Cao Lan mà là lễ hội văn hóa cho nhiều dân tộc trong tỉnh Tuyên Quang.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí