Chùa Linh Thông

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: linhthongtq@gmail.com

Địa chỉ: Tổ 6, Phường Tân Hà, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang

Chùa Linh Thông “Linh Thông tự”, tọa lạc trên quả đồi thuộc tổ 10, phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang. Chùa tồn tại cách đây hơn một trăm năm. Trước kia thuộc thôn Xuân Áng, xã Ỷ La, tổng Trung Môn, phủ An Sơn (Yên Sơn, Tuyên Quang). Và có tên là chùa Làng Yếng, qua quá trình hình thành và phát triển, ngôi chùa đã trải qua hai lần di chuyển và nhiều lần tôn tạo. Năm 2007, tỉnh Tuyên Quang đã có quyết định số 487/QĐ-UBND, công nhận chùa Linh Thông xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh và thành phố. Đến nay, ngôi chùa vẫn tiếp tục được tôn tạo và nâng cấp, phù hợp với nguyện vọng của tăng ni, phật tử và bách gia trăm họ. Ông Lê  Xuân Điện, Tổ trưởng tổ quản lý chùa cho biết: - Trước đây, trong làng có ba ngôi đình, là đình Xuân Áng, đình Trần Gia, đình Tân Hà, thờ các vị vua cha Ngọc Hoàng; Tam Tòa Thánh Mẫu; Ngũ Vị Tôn Ông; Chầu Lục Chầu Nhị; Cô Đôi Cây Hồng; Đức Trần Triều; Sơn Trang; Mẫu Thượng Thiên; Ngũ Vị Tôn Quan; ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Chùa Linh Thông “Linh Thông tự”, tọa lạc trên quả đồi thuộc tổ 10, phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang. Chùa tồn tại cách đây hơn một trăm năm. Trước kia thuộc thôn Xuân Áng, xã Ỷ La, tổng Trung Môn, phủ An Sơn (Yên Sơn, Tuyên Quang). Và có tên là chùa Làng Yếng, qua quá trình hình thành và phát triển, ngôi chùa đã trải qua hai lần di chuyển và nhiều lần tôn tạo. Năm 2007, tỉnh Tuyên Quang đã có quyết định số 487/QĐ-UBND, công nhận chùa Linh Thông xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh và thành phố. Đến nay, ngôi chùa vẫn tiếp tục được tôn tạo và nâng cấp, phù hợp với nguyện vọng của tăng ni, phật tử và bách gia trăm họ.

Ông Lê  Xuân Điện, Tổ trưởng tổ quản lý chùa cho biết: - Trước đây, trong làng có ba ngôi đình, là đình Xuân Áng, đình Trần Gia, đình Tân Hà, thờ các vị vua cha Ngọc Hoàng; Tam Tòa Thánh Mẫu; Ngũ Vị Tôn Ông; Chầu Lục Chầu Nhị; Cô Đôi Cây Hồng; Đức Trần Triều; Sơn Trang; Mẫu Thượng Thiên; Ngũ Vị Tôn Quan; Địa Tạng Vương Bồ Tát; Phủ Đức Ông; Phủ Thánh Hiền; Quan Đại Thần…ngày đó, chỉ có một gian nhà tre nhỏ. Năm 1973, ngôi chùa Làng Yếng ngự đồi Chẩu di chuyển lên ngự đồi này và đặt tên là chùa Linh Thông, xây dựng một gian nhà đại bái và một ngôi đền cạnh chùa, để tiện cho du khách thập phương đến cầu bình an, đáp ứng nhu cầu của đời sống tâm linh, nơi sinh hoạt văn hóa của cư dân. Năm 2000, chùa được đại tu toàn bộ và kiến trúc theo kiểu chữ Đinh gồm tòa tiền đường và tòa thượng điện.

Phía trước tòa tiền đường, là một sân rộng lát gạch Bát Tràng, nơi đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tòa tiền đường, là một công trình kiến trúc ba gian kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói móc, bờ nóc đắp lưỡng Long chầu nguyệt, gian bên trái thờ Thánh tăng, nhân vật gắn với trí tuệ để chúng sinh, như Phật A Di Đà. Thánh tăng đứng đầu tăng chúng mọi thời, đứng một đầu của Tam Bảo “Phật - Pháp - Tăng”. Phật sáng tạo giáo lý, Pháp là giáo lý, Tăng là người nắm giáo lý để giáo hóa. Gian bên phải chính giữa tòa tiền đường là một chiếc phướn ngũ sắc, có thêu sáu chữ Hán bằng chỉ vàng: Nam Mô A Di Đà Phật. Gian bên phải toà tiền đường là ban thờ Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thượng Ngàn. Phía trên ban thờ treo ba đèn lồng,  là nét đặc trưng của đạo Mẫu Việt Nam.
Năm 2016, nhà sư Thích Minh Quang, chủ trì chùa Địa Tạng, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam mua pho Tượng của Địa Tạng vương  Bồ tát, công đức cho chùa, trị giá 110 triệu đồng. Năm 2017, gia đình bà Ứng Thị Hòa, ở tỉnh Quảng Ninh đến chùa cầu bình an, thấy rất linh thiêng và thấy chùa còn nhiều khó khăn, gia đình bà đã phát tâm xây dựng hoàn chỉnh Cổng tam quan, trị giá gần 400 triệu đồng.

Vào chùa tiền đường, khách thập phương dễ dàng nhận thấy 2 bức sắc phong, để ở vị trí trang trọng của thời Nguyễn, đời vua Khải Định năm thứ 9, ban cho thôn Xuân Áng, xã Ỷ La, tổng Trung Môn, Yên Sơn, Tuyên Quang, được thờ 2 vị đại thần “Cao Sơn - Đại Vương - Tôn Thần” phong chức, “Trác Vĩ Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần” và Ngật Sơn Đại vương tôn thần được phong là “Ngưng Dực bảo Trung hưng tôn thần”, vì đã có công với dân, hộ quốc, trừ yêu, cho phép phụng thờ để bảo vệ, che chở muôn dân.

Chùa ngự trên quả đồi cao, nên có thể trông ra tứ phía thành phố, phía Tây là cánh đồng Ỷ La vút tầm mắt; phía Bắc; Đông Bắc; Đông Nam là dòng sông Lô uốn lượn bao quanh thành phố, tạo cho phong cảnh sơn thủy hữu tình, mùa hè lên chùa, gió tứ phương thổi về lồng lộng mát mẻ thật dễ chịu vô cùng, con đường vào chùa sum suê cành lá che mát cả lòng đường bởi những lũy tre làng, những khúc cua lên chùa được đổ bê tông sạch sẽ, thoãng đãng, du khách đến chùa bắt gặp ngay Cổng tam quan sừng sững, nguy nga tráng lệ, vẫn còn mùi ngai ngái hương sơn, cây ngọc lan xẻ đôi cành đứng sừng sững giữa sân chùa, xòe hoa trắng ngần toả hương thơm ngát cả vùng chùa.

Trước cổng chùa, bên cánh hữu có pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát đứng nghiêm trang niệm phật. Bên cánh tả chùa là pho tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, sừng sững, uy nghiêm, kế tiếp là ban thờ Mẫu Thượng Thiên và Sơn Thần bản thổ. Ngay cạnh đó là hòn non bộ rất đẹp mắt, làn nước trong xanh có cụ rùa đá rất linh thiêng không biết được tạc từ bao giờ.

Chuyện xưa kể rằng, ngày xưa có một vị hay chơi đồ cổ, mua được  của một người dân, mà không biết rằng đây là rùa canh giữ đền chùa. Từ ngày mua được cụ rùa, gia đình người ấy, không lúc nào được yên ổn, hay xẩy ra những mâu thuẫn gia đình, dòng họ, làng xóm láng giềng. Sau đó, có người mách bảo, đó là cụ rùa thần, trời phái xuống hạ giới coi đền chùa đấy! Thế là ông vội mang cụ rùa lên gửi ở nhà chùa Linh Thông này. Từ đó, gia đạo của người buôn đồ cổ được yên ấm, làm ăn cũng phát đạt, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân an vật thịnh, mà chùa cũng thu hút được đông đảo du khách thập phương đến thưởng ngoạn, công đức, cầu bình an rất linh thiêng.

Hàng tháng cứ đến ngày 01 và 15 rằm, du khách thập phương, lại nô nức đến chùa cầu bình an. Chùa có nhiều ngày lễ. Như lễ Thượng nguyên, Vu lan báo hiếu, lễ Quan đại thần, lễ Tất niên, Bao sái lô Hương và cầu siêu các liệt sỹ và các vong linh; phía đền có các tiệc như tiệc Mẫu, Quan tuần tranh, cô Bơ, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười, Đức Ông, Trần Triều, vua cha Ngọc Hoàng, Mẫu cửu, Quan giám sát...
Đến với chùa Linh Thông, du khách không chỉ được thăm quan thắng cảnh đẹp mắt, mà còn được lễ Phật, Thánh và Quan đại thần được phong sắc. Từ đầu năm đến nay, chùa đã đón hàng nghìn lượt du khách đến thăm quan du lịch

Ông Lê Xuân Điện, Tổ trưởng tổ quản lý chùa đền Linh Thông cho biết thêm: -Tổ quản lý chùa Linh Thông, cũng đã xây dựng kế hoạch, cải tạo, chùa ngày càng khang trang, to đẹp, đáp ứng nhu cầu tâm linh, nơi sinh hoạt văn hóa của cư dân và du khách thập phương. Đến tháng bảy năm Mậu Tuất 2018 (âm lịch) này, chùa Linh Thông sẽ tổ chức đúc Đại hồng chung to để thức tỉnh âm linh. Chùa là nơi bày tỏ niềm tôn kính với chư phật và các đấng thần linh. Lên chùa lễ phật là giúp con người gác lại việc lo toan, nhọc nhằn, sầu não, hướng tới cái chân - thiện - mỹ và là nơi để tăng ni, phật tử, du khách thập phương đến cầu bình an, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân an vật thịnh…Du khách thập phương ai chưa đến chùa Linh Thông, nên bớt chút thời gian đến một lần để được thưởng ngoạn gió núi lồng lộng thổi về mát mẻ về mùa hè, hưởng hơi ấm về mùa đông sảng khoái về tinh thần và chùa này linh lắm, thiêng lắm mọi người nhé…

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí