Di tích lịch sử Đền Pù Bảo
Di tích lịch sử Đền Pù Bảo

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: dnpupao@gmail.com

Địa chỉ: Thôn Bản Kè B, Thị trấn Lăng Can, Huyện Lâm Bình, Tỉnh Tuyên Quang

Ngoài những giá trị về văn hóa và kiến trúc, đền Pú Bảo có mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc còn lưu giữ cho đến ngày nay, ngôi đền thực sự là một điểm nhấn quan trọng trong hệ thống các điểm du lịch văn hóa tâm linh trên đất Lâm Bình (Tuyên Quang).  Đền Pú Bảo, xã Lăng Can ngoài việc thờ Đức Quận Công Nguyễn Thế Quần còn là nơi thờ Thành hoàng làng (thờ các vị thần cai quản sông núi như: Thần núi Khau Ung...) và Thần nông (thờ bốn vị thần tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống nông nghiệp, đó là bốn vị thần: Thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi) và thần Chớp (Pháp Điện). Người Tày ở Tuyên Quang cũng có quan niệm về vạn vật hữu linh, họ cho rằng mọi sinh vật và vật vô tri đều có một linh hồn trú ngụ. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng và Thần nông thường được thể hiện trong các lễ hội xuân hoặc Tết cổ truyền. Để biết ơn, tỏ lòng cảm tạ Thành hoàng làng, các vị thần nông và Đức Quận Công Nguyễn Thế Quần ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Ngoài những giá trị về văn hóa và kiến trúc, đền Pú Bảo có mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc còn lưu giữ cho đến ngày nay, ngôi đền thực sự là một điểm nhấn quan trọng trong hệ thống các điểm du lịch văn hóa tâm linh trên đất Lâm Bình (Tuyên Quang). 

Đền Pú Bảo, xã Lăng Can ngoài việc thờ Đức Quận Công Nguyễn Thế Quần còn là nơi thờ Thành hoàng làng (thờ các vị thần cai quản sông núi như: Thần núi Khau Ung...) và Thần nông (thờ bốn vị thần tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống nông nghiệp, đó là bốn vị thần: Thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi) và thần Chớp (Pháp Điện).

Người Tày ở Tuyên Quang cũng có quan niệm về vạn vật hữu linh, họ cho rằng mọi sinh vật và vật vô tri đều có một linh hồn trú ngụ. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng và Thần nông thường được thể hiện trong các lễ hội xuân hoặc Tết cổ truyền. Để biết ơn, tỏ lòng cảm tạ Thành hoàng làng, các vị thần nông và Đức Quận Công Nguyễn Thế Quần nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội Lồng Tông tại đền Pú Bảo vào dịp đầu xuân thu hút hàng nghìn người tham dự. Đây là lễ hội thờ những nhân vật có công xây dựng và bảo miền quê sơn cước, cũng như mong muốn một năm mới làm ăn phát đạt.

Tổ chức lễ hội với quan niệm làm cầu nối giữa quá khức với hiện tại là sự giao thoa văn hóa giữa các làng xóm với nhau, đồng thời là nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa làng. Chính vì vậy lễ hội Lồng Tông tại đền Pú Bảo không chỉ mang ý nghĩa với một dòng họ mà nó còn là dịp sinh hoạt tín ngưỡng chung của tất cả cộng đồng nhân dân trong vùng. Năm 2012, UBND tỉnh Tuyên Quang công nhận di tích đền Pú Bảo là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Ngày 31/10/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đền Pú Bảo là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đền Pú Bảo nằm ở thôn Bản Kè B, xã Lăng Can, đây là một làng cổ lâu đời của người Tày. Ngôi đền nằm trên một khu đất bằng phẳng tựa lưng vào những dãy núi hùng vĩ cùng dòng suối Nậm Luông quanh năm trong mát. Người trong dòng họ Nguyễn Thế cho biết ngôi đền được dựng từ thời Lê. Trước đây đền được dựng rất đơn sơ với cột gỗ, mái lợp lá cọ. Qua bao thằng trầm của lịch sử ngôi đền bị hư hỏng vạ được dựng lại nhiều lần. Đến năm 2006 ngôi đền đã được phục dựng lại, từ đó đến nay ngôi đền vẫn được người dân nơi đây và con cháu dòng họ Nguyễn Thế tiếp tục gìn giữ và trùng tu ngày một khang trang.

Trong đền hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật, bảo vật như: Đạo sắc phong của vua Lễ Hiển Tông năm 1750; 02 văn tự hán nôm (cấp sắc làm pháp sư); nhiều lọ sành, âu sành, bát gốm có niên đại thế kỷ XVII, XVIII… Ngoài ra còn có 02 cột gỗ là những kiến trúc còn lại của ngôi đền cũ…

Ông Nguyễn Thế Minh cho biết, để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với Thành hoàng làng, các vị thần cũng như Quận Công Nguyễn Thế Quần mà hàng năm con cháu dòng họ Nguyễn Thế ở Lăng Can cùng với nhân dân trong vùng lại mở lễ hội Lồng Tồng. Lễ hội thường sẽ diễn ra từ ngày 03 đến 15 tháng 1 (âm lịch).

Diễn trình lễ hội Lồng Tông gồm có hai phần chính: Phần lễ và phần hội; người Tày cho rằng “phần nghi lễ thể hiện cái tinh thần và phần hội thể hiện cái tinh hoa”. Phần lễ được tổ chức trang trọng, người uy tín trong làng sẽ đại diện làng bản liên hệ với thần linh, thắp hương và đánh trống chiếng báo hiệu giờ lễ. Đồ lễ thường là các sản vật của địa phương như gà, rượu, bánh chưng, bành dày, bánh khảo, xôi đồ gạo nếp mới, hoa quả… Mở đầu phần lễ là đoàn rước mâm lễ từ đền Pú Bảo về nơi đặt lệ tồng. Sau đó thầy cúng tiến hành các nghi lễ linh thiêng của lễ hội.

Sau phần lễ, phần hội được tiến hành với không khí náo nhiệt vui tươi cùng nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Các trò chơi liên quan đến nghi lễ tiêu biểu như: Tung còn, kéo co, đấu vật, đi cà kheo, đánh bàm, đánh đu, đánh yến, hát đối đáp sli lượn, hát then…Hiện nay, trong quá trình hội nhập, giao lưu và tiếp biến văn hóa, cộng đồng người Tày sống xen ghép với các dân tộc khác trong một khu vực vì thế có sự ảnh hưởng về văn hóa, lối sống và phong tục tập quán. Trong lễ hội Lồng Tông xuất hiện một số hoạt động vui chơi mới được tổ chức như chọi gà, bóng chuyền, bóng bàn, diễn văn nghệ, triển lãm…

Ngoài lễ hội Lồng Tông, đền Pú Bảo còn là nơi tổ chức lễ cơm mới vào ngày 8 tháng 8 (âm lịch). Những ngày mùng 1 và 15 (âm lịch) hàng tháng con cháu dòng họ Nguyễn Thế cũng nhân dân địa phương đến thắp hương cầu mong sức khỏe, cuộc sống được an bình, mùa vụ được thuận lợi.

Từ bao đời nay đền Pú Bảo đã có vị trí vững chắc trong tâm thức cộng đồng địa phương, vượt qua khỏi tính chất gia đình để trở thành một nơi sinh sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh cộng đồng làng xã từ nhiều thế hệ nơi đây.

“Đền Pú Bảo là một trong những di tích lịch sử quốc gia quan trọng của huyện Lâm Bình. Cùng với việc tôn tạo, giữ gìn và phát huy di tích thì huyện đã đưa đền Pú Bảo vào tuyến thăm quan của địa phương cùng với quần thể di tích lịch sử, tín ngưỡng như chùa Phúc Lâm (xã Thượng Lâm), động Song Long và thác Nặm Me, hang Phia Vài ở xã Khuôn Hà, kết hợp với hình thứ du lịch cộng đồng để thu hút khách du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương”, ông Hoàng Văn Thức, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lâm Bình khẳng định.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí