Tỉnh ủy Tuyên Quang vừa ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 16/6/2021 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

30/08/2021 1743 0
Nghị quyết đề ra mục tiêu xây dựng và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển nhanh, bền vững ngành du lịch của tỉnh; tập trung xây dựng hạ tầng du lịch theo hướng đồng bộ, hiện đại; khuyến khích xây dựng các sản phấm du lịch đặc sắc; trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực miền núi phía Bắc, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm, sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, tăng thu ngân sách cho địa phương, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển...

Về mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025 xây dựng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào cơ bản đáp ứng các tiêu chí Khu du lịch quốc gia; Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm là khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; xây dựng, phát triển Lễ hội Thành Tuyên là sản pham du lịch đặc trưng, riêng có, mang thương hiệu cấp quốc gia; Danh thắng Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình là trung tâm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá có thương hiệu cấp quốc gia, tiến tới thương hiệu quốc tế; xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tâm linh tạo thành điếm nhấn thu hút khách du lịch.

Mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 01 làng văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch; xây dựng từ 01 đến 02 sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn, thu hút khách du lịch; tập trung xây dựng 01 (một) làng văn hóa dân tộc cấp tỉnh đảm bảo đồng bộ, bài bản, có đặc trưng riêng; phấn đấu đón trên 03 triệu lượt khách du lịch; tổng thu xã hội từ du lịch đạt trên 4.800 tỷ đồng; đóng góp cho GRDP từ 6% trở lên; tạo việc làm cho trên 25.000 lao động.

Đình Tân Trào. Ảnh: Hanoimoi.com.vn

Đến năm 2030 hoàn thiện các tiêu chí Khu du lịch Quốc gia Tân Trào là khu du lịch lịch sử quốc gia có uy tín, chất lượng; xây dựng Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm là khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế; Khu du lịch sinh thái Na Hang - Lâm Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí khu du lịch sinh thái quốc gia. Phấn đấu đón trên 5,5 triệu lượt khách du lịch; đóng góp vào GRDP toàn tỉnh từ 10% trở lên; tạo việc làm cho trên 35.000 lao động; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đáp ứng đa dạng thị trường.

Nghị quyết cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt các mục tiêu trên cụ thể

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tố quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch

Có giải pháp nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, ý nghĩa, lợi ích và trách nhiệm về phát triển du lịch và kinh tế du lịch cho cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tồ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Xác định rõ phát triển du lịch là tất yếu, phù hợp xu thế và tiềm năng, lợi thế của địa phương; là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh cả trước mắt và lâu dài. Có cơ chế, chính sách để huy động sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, doanh nghiệp và Nhân dân nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu, định hướng của tỉnh, trách nhiệm của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về phát triển du lịch, trong đó cấp ủy, chính quyền là chủ thế kiến tạo, doanh nghiệp và người dân là chủ thể trực tiếp thực hiện và hưởng lợi trong phát triển du lịch, nhất là trong kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm du lịch; nâng cao ý thức của người dân về phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn di sản văn hóa của cộng đồng, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Tuyên Quang "Vẻ đẹp hội tụ, điếm đến an toàn, thân thiện, mến khách".

Đổi mới mạnh mẽ tư duy và nhận thức của cấp ủy đảng, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp Nhân dân về du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên kết vùng, xã hội hóa cao và mang tính văn hóa sâu sắc, có giá trị kinh tế cao, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong đó, Tuyên Quang là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về du lịch rất quan trọng, riêng có như: du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe... có điều kiện xây dựng thành các sản phẩm du lịch chất lượng cấp quốc gia, tiến tới thương hiệu quốc tế.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

Tích cực phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ khoa học Khu thiên nhiên Ba Bể (Bắc Kạn) - Na Hang (Tuyên Quang) trình UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới, góp phần tạo lập thương hiệu quốc tế của du lịch địa phương.

Quản lý chặt chẽ và đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo chất lượng các quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt. Rà soát, lập, bổ sung quy hoạch không gian, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu chức năng các khu, điểm du lịch có tiềm năng, lợi thế. Trong đó, tập trung quy hoạch, phát triển du lịch thành phố Tuyên Quang là trung tâm kết nối du lịch của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triến nhanh, bền vững; xây dựng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào cơ bản đáp ứng các tiêu chí khu du lịch quốc gia, cùng với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình, Bảo tàng tỉnh là những điểm tham quan, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm là điểm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái quốc tế cao cấp; xây dựng, phát triển Lễ hội Thành Tuyên thành sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có, mang thương hiệu cấp quốc gia; quy hoạch, phát triển Khu danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình là khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng cấp quốc gia, tiến tới có thương hiệu quốc tế theo hướng khai thác, phát huy hiệu quả đi đôi với bảo tồn, bảo vệ vững chắc không gian, cảnh quan kỳ thú, văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số, người dân bản địa, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế; xây dựng văn hóa tâm linh ở những nơi có điều kiện thành các sản phẩm du lịch tâm linh đặc sắc, tạo thành điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Huyện Na Hang tổ chức biểu diễn dù lượn tại xã Hồng Thái thu hút đông đảo khách du lịch.
Ảnh: Quang Minh

Tập trung huy động nguồn lực, trọng tâm là lồng ghép các nguồn vốn đầu tư của nhà nước, nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp và trong Nhân dân để đầu tư, hỗ trợ cho các chương trình, đề án phát triển du lịch, nhất là đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du lịch; giao thông kết nối liên vùng, liên tỉnh, các điểm dừng chân, bãi đỗ phương tiện đường bộ, bến đậu phương tiện thủy, các điểm "Check in" hấp dẫn tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình; Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; Khu danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình; điểm du lịch xã Hồng Thái, huyện Na Hang, thác Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa; các điểm du lịch cộng đồng các huyện, thành phố...

Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật viễn thông, điện, công nghệ thông tin; hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải và vệ sinh môi trường... ở các khu, điểm du lịch; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, ưu tiên xây dựng các cơ sở đạt tiêu chuẩn cao cấp, tiêu chuẩn quốc tế. Chú trọng quy hoạch, trồng cây xanh, trồng hoa theo chuyên đề, tạo cảnh quan hấp dẫn, bản sắc, dọc các tuyến đường thuộc tua, tuyến, các khu, điểm tham quan, du lịch.

Nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm du lịch, ưu tiên các sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có đáp ứng thị trường

Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, trọng tâm là sản phấm du lịch lịch sử, nghỉ dưỡng, tâm linh, lễ hội, sinh thái, cộng đồng... Phát huy tiềm năng, lợi thế và xu thế thị trường du lịch, xây dựng, phát triển các sản phâm du lịch mới có tính đặc trưng, riêng có, đạt tiêu chuẩn quốc gia, tiến tới tiêu chuấn quốc tế. Tập trung vào sản phẩm du lịch khám phá; du lịch mạo hiểm; du lịch trải nghiệm không gian, cảnh quan; du lịch cộng đồng; du lịch chăm sóc sức khỏe... Nghiên cứu, triển khai xây dựng các khu "kinh tế ban đêm", các khu trình diễn di sản văn hóa; trưng bày và tiêu thụ sản phẩm quà lưu niệm độc đáo, đặc sản ẩm thực của địa phưong... tại trung tâm các huyện, thành phố, các khu, điểm du lịch, tạo không gian du lịch đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn mạnh, khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với thị hiếu của cả du khách trong nước và khách quốc tế. Phát triến sản phẩm lưu niệm, quà tặng, nông sản an toàn, đặc sản, phục vụ nhu cầu của thị trường và du khách.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; đổi mới và nâng cao hiệu quả xúc tiến, thu hút đầu tư; nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch, theo hướng xây dựng hệ thống du lịch thông minh, tiến tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch của địa phương, nhất là xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch; trong công tác bảo tồn, quản lý di sản, di tích văn hóa trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch, nhất là các dữ liệu, thông tin về di sản văn hóa phi vật thể để quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư, xây dựng thành các sản phẩm du lịch đặc trưng; ứng dụng công nghệ số thúc đẩy phát triến du lịch sáng tạo, thông minh. Phát huy sức mạnh công nghệ thông tin, truyền thông và mạng xã hội trong tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm du lịch bảo đảm chuyên nghiệp, tạo hiệu ứng, lan tỏa sâu rộng; tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án "Xây dựng hệ thống Du lịch thông minh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến 2025",.. nhằm quảng bá, giới thiệu sâu rộng, đậm nét hơn nữa hình ảnh du lịch của tỉnh với cả nước và quốc tế.

Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm đầu tư các khu dịch vụ du lịch phức hợp, du lịch sinh thái, các dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, phù hợp nhu cầu và xu hướng du lịch mới; khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, dịch vụ kinh doanh du lịch phù hợp với thế mạnh của địa phương.

Xây dựng các chương trình, kế hoạch quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm và có chiến lược cho từng loại hình, sản phẩm du lịch. Tăng cường đăng cai tổ chức và tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư du lịch, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch cấp khu vực, quốc gia và quốc tế. Tăng cường liên kết tua, tuyến giữa các khu, điểm du lịch trong tỉnh và khu vực; chủ động hợp tác với các địa phương trong vùng; tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch; tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động chương trình hợp tác phát triển du lịch trong nước và quốc tế...

Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch

Nghiên cứu xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch, trọng tâm là cơ chế, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng; phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; đào tạo nguồn nhân lực; truyền thông, xúc tiến quảng bá; xây dựng hạ tầng viễn thông, cơ sở lưu trú, dịch vụ; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch mới; sản xuất, sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch... để thu hút các nhà đầu tư, nhất là các tổ chức, cá nhân có uy tín, tiềm lực, kinh nghiệm đầu tư, phát triển du lịch ở địa phương.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục, thu gọn đầu mối, giảm tối thiểu thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng; công bố, công khai đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triến du lịch của địa phương cho cộng đồng xã hội, nhất là doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, tạo môi trường thực sự thông thoáng, minh bạch, thuận lợi nhất cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong quá trình đầu tư, kinh doanh phát triển du lịch ở địa phương.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Cấp ủy, chính quyền các cấp xác định đây là một nhiệm vụ, giải pháp quan trọng quyết định phát triển du lịch địa phương nhanh, bền vững. Tập trung các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nguồn nhân lực du lịch đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý, trọng tâm là đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động trực tiếp làm du lịch, bảo đảm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề cao, đáp ứng yêu cầu, phù hợp với từng loại hình, sản phẩm du lịch. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, đào tạo các kỹ năng cần thiết cho người dân tham gia làm du lịch cộng đồng, như: bảo đảm vệ sinh môi trường, hướng dẫn viên, kỹ năng phục vụ buồng, bàn, bar, nấu ăn, dịch vụ vận chuyển du lịch... đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ. Có chính sách thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín cao cho lĩnh vực du lịch của địa phương.

Huy động, lồng ghép các nguồn lực phục vụ đào tạo nguồn nhân lực du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết trong đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành du lịch của các cơ sở đào tạo trên địa bàn; khai thác, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ đào tạo nhân lực cho lĩnh vực du lịch, nhất là nguồn lực xã hội hóa và hỗ trợ từ các dự án nước ngoài.

Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch

Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, trọng tâm là: quản lý và thực hiện các quy hoạch du lịch; quản lý, khai thác có hiệu quả, bền vững tài nguyên du lịch; bảo tồn, khai thác, phát huy bản sắc văn hóa; bảo vệ thương hiệu du lịch của địa phương, như: nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho khách du lịch; xây dựng môi trường du lịch thực sự thân thiện.

Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, biên chế các cơ quan, đơn vị phụ trách lĩnh vực du lịch, bảo đảm đáp ứng và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh nhanh, bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và Nhân dân tham gia phát triển dịch vụ du lịch.

Theo Cổng TTĐT TQ

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu