Lễ hội Lồng tông – huyện Chiêm Hóa

19/08/2019 12949 0
Lễ hội Lồng tông, còn gọi là lễ hội xuống đồng là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, được huyện Chiêm Hoá tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Đây được xem như là một hoạt động tín ngưỡng để cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc

Lễ  hội Lồng tông,  còn gọi là lễ hội xuống đồng là  lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, được huyện Chiêm Hoá tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Đây được xem như là một hoạt động tín ngưỡng để cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc. Năm 2013 cùng với làn điệu then, lễ hội đặc sắc này đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong những năm qua huyện Chiêm Hóa luôn chú trọng bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống trong lễ hội, đồng thời có nhiều hoạt động nhằm gắn kết lễ hội cùng với các hoạt động xúc tiến du lịch trên địa bàn huyện.

Lễ hội Lồng Tông của Chiêm Hóa gắn với việc thờ cúng tại Đền Bách Thần, nơi hội tụ của thiên thần, địa thần và nhân thần. Lễ hội lồng tông diễn ra gồm 2 phần: Phần lễ bao gồm các nghi lễ cúng tế với những sản vật dâng lên trời đất và các vị thần gồm có: các loại bánh trái, hoa quả, trầu cau, tiền vàng giấy; gà sống thiến, sôi ngũ sắc, rư­ợu; quả còn ngũ sắc; phần th­ưởng giành cho ng­ười sẽ tung trúng vòng tròn đồng tâm của cột còn và những túi hạt gống nhỏ, hộp diêm, muối, tiền…đã được thầy cả thực hiện nghi lễ cúng tế tại Đền Bách Thần ngay từ buổi sáng sớm. Sau  khi kết thúc phần cúng tế tại đền Bách Thần, Đoàn rước lễ dẫn đầu có đội múa lân, thầy cả và những nam thanh nữ tú rước kiệu thần và 9 mâm tồng về sân vận động trung tâm huyện, trước đó đã được dựng sẵn cột còn với vòng đồng tâm dán giấy xanh, đỏ để tiếp tục thực hiện nghi lễ cúng tế trời đất để cầu cho một năm mới bản làng, thôn xóm, nhà nhà, người người đều khỏe mạnh, an khang, thịnh v­ượng, vạn vật sinh sôi, nảy nở mùa màng tư­ơi tốt, bội thu…

Sau phần lễ cúng tạ ơn trời đất là lễ cầu mưa với mong ước cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no. Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội mùng tám tháng giêng còn có rất nhiều các hoạt động khác như: Tổ chức hội chợ đêm, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao cũng đã diễn ra đồng loạt tại sân vận động trung tâm huyện và nhà văn hóa huyện... Các hoạt động này đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc và du khách tham gia thi đấu và cổ vũ.

Ngoài ra lễ hội Lồng Tông còn diễn ra ở một số địa phương như xã Năng Khả, huyện Na Hang và Xã Lăng Can, xã Thượng Lâm huyện Lâm Bình vào ngày 10-15 thánh Giêng hàng năm.

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu